Rất nhiều khách hàng sau khi mua sơn Mykolor tại siêu thị sơn Bảo Anh và cần chúng tôi hướng dẫn việc thi công sơn Mykolor như thế nào cho đúng chuẩn chất lượng, tính thẩm mỹ cao, đúng tiến độ và tiết kiệm được các chi phí phát sinh. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những điều bổ ích này nhé.
Các bước thi công sơn Mykolor đúng chuẩn.
Thông thường việc sơn sẽ bao gồm 4 giai đoạn chính nhé. Các bạn hãy chuẩn bị sơn và các vật dụng cần thiết trước khi tiến hành sơn nhé.
Giai Đoạn Chuẩn Bị Bề Mặt:
– Bề mặt thi công cần được làm phẳng, không bị bong tróc, phồng rộp hay những dấu vết rạn nứt, rêu mốc, bám bẩn…
– Tường phải khô ráo, không bị thấm nước biểu hiện tường có màu trắng, độ ẩm không được quá 15%.
– Bề mặt tường phải sạch sẽ, không có các hạt cát lớn cộm lên, không có bám bẩn hoặc rêu mốc.
Nếu là công trình nhà cũ sơn lại, cũng cần chuẩn bị bề mặt tường như thi công sơn tường mới bằng cách sủi, chà nhám sạch sẽ, dặm trét (bả) lại những chỗ bị răn nứt sau đó làm phẳng mặt tường rồi mới thi công sơn Mykolor
Giai Đoạn Trét Bột Mykolor ( bả bột Mykolor ):
– Đây là giai đoạn làm phẳng bề mặt hồ vữa hay bê tông nhằm tăng tính thẩm mỹ, tiết kiệm sơn, đảm bảo sự đồng nhất cho lớp sơn hoàn thiện, hạn chế màng sơn phủ không đều, chỗ thì dày quá, chỗ lại mỏng quá gây ra hiện tượng thấm và bay màu về sau.
– Cần chọn loại bột trét phù hợp với nơi thi công và phù hợp với loại sơn phủ.
– Cách pha trộn bột trét (bột bả) Mykolor: Tỉ lệ 10 Kg bột trét (bột bả) với 3,5 – 4 lít nước sạch và tránh để bột bị vón cục.
– Trét (bả) bột lên tường và làm phẳng bề mặt bằng giấy nhám sau khi bột đã khô.
Đặc biệt lưu ý đến giai đoạn trét bột (phủ bột)
+ Không trét bột và thi công sơn Mykolor khi tường còn quá ẩm. Tường sẽ khô sau khi tô (da) từ 2 – 3 tuần
+ Không sử dụng bột trét Mykolor (bột bả) đã bị vón cục hoặc để bột trét ở nơi ẩm thấp.
+ Không thi công lớp bột trét dày quá 2mm.
+ Không trét bột trên bề mặt tường đã chà láng bằng xi măng hoặc bề mặt tường đã lăn sơn phủ quá láng bóng.
Giai Đoạn Sơn Lót Kháng Kiềm Mykolor:
Sơn lót kháng kiềm là một trong nhữnggiai đoạn nhằm bảo vệ cho sơn phủ không bị bong tróc, nó có tác dụng như lớp keo 2 mặt nhằm kết dính giữa bột trét và sơn phủ. Tác dụng kháng kiềm của lớp sơn lót Mykolor chống cho lớp sơn phủ không bị kiềm hóa, ố màu, phấn hóa và đảm bảo màu sắc hoàn thiện đồng nhất. Do đó phải chọn sơn lót Mykolor đúng hệ thống của nhà sản xuất đề nghị để kéo dài tuổi thọ chủa công trình.
Giai Đoạn Sơn Phủ Mykolor:
Để trang trí, tạo hình khối công trình và bảo vệ bề mặt tường, Tùy theo yêu cầu của công trình mà lựa chọn loại sơn phủ Mykolor cho phù hợp.
– Khui thùng tránh bịu bẩn rớt vào thùng và khuấy đều sơn trước khi dùng.
– Pha sơn Mykolor với dung môi ( nước sạch) khoảng 5 – 10% tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi rõ chi tiết trên bao bì ( vỏ lon, thùng).
– Sơn sơn Mykolor lớp 1 bằng cọ, con lăn hoặc súng phun một lớp lên bề mặt đã thi công sơn lót mykolor trước đó 2 giờ.
Sơn lớp 2 sau 2 giờ. Nếu màu đậm thì lăn thêm 1 lớp để màng sơn được đồng nhất.
Như vậy là bạn đã hoàn thành xong vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn rồi.
Hy vọng qua bài viết của chúng tôi các bạn đã hiểu được phần nào về cách sơn của loại sơn nổi tiếng này rồi nhé. Tuy nhiên để màu đẹp, sáng và bền theo thời gian các bạn nên chọn mua sản phẩm ở những nơi uy tín chính hãng. Xem ngay cách phân biệt sơn Mykolor thật giả.
Hotline hỗ trợ miễn phí 0909.403.567
Địa chỉ 21 đường số 4, Kp5, P Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, Hồ Chí Minh