Bạn muốn mở đại lý sơn nhưng không có kính nghiệm? Bạn không biết việc mở đại lý cần bao nhiêu vốn? Hay bạn cũng không biết lựa chọn nhãn hàng nào kinh doanh sẽ tạo nên thuận lợi và mang lại nhiều lợi nhuận hơn? … Đó chỉ là một vài trong vô số câu hỏi xoay quanh việc mở đại lý khi kinh doanh bất kỳ sản phẩm nào không riêng gì đối với ngành sơn. Hôm nay Bảo Anh Paint sẽ giải đáp thắc mắc và chia sẻ một số kinh nghiệm để việc mở đại lý kinh doanh của các bạn thêm thuận lợi hơn nhé.
Các cơ chế khi mở đại lý sơn
Cơ chế mở đại lý sơn tường với các hãng
Một nhà sản xuất khi sản xuất ra một nhãn hiệu sơn cần phát triển thị trường để sản phẩm đó được đến tay người tiêu dùng. Để làm được điều đó các nhà sản xuất phải mở các đại lý bán sản phẩm cho mình tại các khu vực thị trường khác nhau. Cơ chế mở đại lý sơn tưởng của các hãng thường chỉ có hai loại: hãng có máy pha màu và hãng không có máy pha màu.
Cơ chế chung khi mở đại lý sơn tường
Mở đại lý sơn tường trước tiên bạn cần ký hợp đồng đại lý và cam kết mức doanh số bán trong một năm bằng số tiền thu về khi trừ hết các khuyến mãi, chiết khấu sơn. Sau khi kí hợp đồng mở đại lý sơn tường, bạn có thể chọn lựa đơn hàng đầu tiên làm hàng mẫu, trưng bày theo số lượng quy định tuỳ vào từng hãng. Cung cấp biển bảng, catalogue màu, quạt màu (cây màu), bảng báo giá đại lý, bảng báo giá bán lẻ…Những hỗ trợ của nhà sản xuất nhằm cung cấp cho đại lý đến mức tốt đa lợi ích khi làm thị trường bán lẻ sơn.
Cơ chế riêng khi mở đại lý sơn tường
Với những sản phẩm sơn có máy pha màu đại lý sơn tường cần đăng ký máy pha màu đồng thời đặt cọc tiền máy tùy vào từng nhà sản xuất. Với những sản phẩm sơn không có máy pha màu, bạn có thể nhập đơn hàng đầu tiên theo định giá đơn hàng hoặc theo cơ cấu sản phẩm sản phẩm. Nhìn chung, cơ chế mở đại lý sơn không mấy phức tạp cái cốt yếu chính là việc sau khi mở của hàng sơn thì đại lý bán thế nào. Có đại lý mở ra bán rất tốt, nhưng có đại lý mở ra không bán được hoặc bán túc tắc, nguyên nhân tại sao? Sapo sẽ chia sẻ với các bạn trong một bài viết khác nhé.
Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn?
Vốn nhập hàng ban đầu
Yếu tố đầu tiên sau khi bạn đã hoàn tất mọi thủ tục để đơn vị mình được phép kinh doanh đó là nhập đơn hàng ban đầu. Phần vốn này là chi phí bạn bỏ ra để thực hiện mục đích kinh doanh. Vốn này không bao gồm chi phí phòng ngừa rủi ro, chi phí mặt bằng, kho bãi hay các loại chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh. Chi phí nhập hàng ban đầu cho đơn đầu tiên rơi vào khoảng từ 80 triệu đến 100 triệu.
Vốn nợ tồn đọng
Đây là số vốn được dự trù khi mở đại lý sơn, nhằm mục đích phòng ngừa các trường hợp khách hàng chịu nợ, không thanh toán ngay mà hẹn một khoảng thời gian mới thanh toán tiền sơn. Như vậy, bạn sẽ không thể chờ khách hàng trả nợ rồi mới nhập hàng tiếp mà bạn phải chịu thêm số tiền này vào số vốn bỏ ra lúc nhập hàng. Và đương nhiên vốn ban đầu sẽ phải tăng lên.
Vốn sử dụng cho tài sản cố định
Mở đại lý sơn ngoài vốn cần chi phí cho việc nhập hàng ban đầu và xử lý nợ tồn đọng, bạn cần chi một khoản 60 triệu – 100 triệu cho việc thuê địa điểm, thuê nhân viên và tiền điện nước vật tư hao mòn trong thời gian 6 tháng.
Để tối ưu việc quản lý chặt chẽ đơn hàng và doanh số cửa hàng, bạn nên sử dụng ngay, hoàn toàn miễn phí phần mềm quản lý cửa hàng sơn. Nếu muốn tham khảo hướng dẫn chi tiết về cách dùng phần mềm quản lý thông minh này, bạn đọc lại bài quản lý cửa hàng sơn với công nghệ thông minh nhé.
Nên làm nhà phân phối hay đại lý cấp 1, cấp 2?
Một vấn đề mà chúng tôi đã chứng kiến đó là khi mới bắt đầu người kinh doanh chọn hẳn làm đại lý cấp 1 của nhà máy. Nhưng đây có thể là một sai lầm nếu bạn không có được hàng. Bạn đừng lầm tưởng rằng khi bạn là đại lý cấp 1 sẽ được chiết khấu cao từ nhà máy. Thực tế, nhà máy sản xuất vẫn dựa khối lượng đơn hàng mà bạn nhập. Nghĩa là họ bán càng nhiều chiết khấu càng cao và ngược lại. Mặt khác bạn phải bỏ số tiền lớn để ôm hàng, đánh mất nhiều phí cơ hội.
Lựa chọn hãng sơn để kinh doanh
Việc lựa chọn được hãng sơn thích hợp rất quan trọng, nó sẽ quyết định sự phát triển sau này của đại lý của bạn có đáp ứng phần lớn nhu cầu của người tiêu dùng hay không.
Về các hãng sơn hiện có mặt tại Việt Nam với đa dạng các chủng loại hàng hóa tạm thời được Bảo Anh Paint chia làm 4 loại như sau:
Loại 1: Hãng sơn thương hiệu nổi: 4Orange (Mykolor, Spec, Boss và Expo), Alzokobel (Dulux, Maxilite), Jotun, Nippon, Toa, Kova, Kansai.
Loại 2: Hãng sơn có tuổi đời lâu năm trong ngành sơn: Jymec, Bạc Tuyết, Đại Bàng, Alex, …
Loại 3: Sơn không có thương hiệu, phát triển tự phát, hãng sơn này có giá rẻ đi đôi với chất lượng kém nhưng chiết khấu rất cao.
Có 3 yếu tố để bạn chọn hãng sơn phù hợp
Về thương hiệu
Một lời khuyên chân thành dành cho các bạn đó chính là nên chon những thương hiệu sơn lớn. Vì đối với những thương hiệu này đã có hình ảnh thương hiệu, quảng cáo và được người tiêu dùng biết đến rõ nên dễ dàng đón nhận. Tuy vậy, bạn cần xác định được xung quanh khu vực đại lý của bạn đã có những thương hiệu sơn nào và có một giải pháp khác để tránh việc cạnh tranh giữa các đại lý cùng thương hiệu.
Về chất lượng
Lựa chọn nhãn hàng để kinh doanh cũng giống như việc bạn lựa chọn sơn cho chính ngôi nhà mình vậy. Bạn muốn người tiêu dùng biết đến bạn nhiều hơn thì sản phẩm của bạn phải thật sự chất lượng để đảm bảo uy tín về sau.
Về chiết khấu
Lợi nhuận chắc chắn là yếu tố quyết định bạn nên chọn thương hiệu nào để kinh doanh. Vì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của việc bạn mở đại lý sơn. Và để có lợi nhuận cao thò đòi hỏi mức chiết khấu nhà máy cho đại lý của bạn phải cao. Tuy nhiên, bạn cần phải tìm hiểu rõ vấn đề này ở các hãng sơn vì mỗi hãng sẽ có mức chênh lệch chiết khấu khá nhiều.
Với 3 yếu tố lựa chọn hãng sơn như trên thì sơn Mykolor đều đáp ứng đầy đủ về cả thương hiệu, sự nổi tiếng, chất lượng và cả chiết khấu. Nếu như bạn có nhu cầu mở đại lý sơn hãy liên hệ với Bảo Anh Paint ngay nhé. Với kinh nghiệm là một đại lý cấp 1 của Mykolor chúng tôi hy vọng rằng có thể giúp đỡ các bạn thành công.
Bảo Anh Paint
Hotline hỗ trợ miễn phí 0909.403.567
Địa chỉ: 21 Đường số 4, Kp5, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP.HCM